Mách bạn các loại gỗ công nghiệp dùng để thiết kế nội thất phổ biến nhất hiện nay

Mách bạn các loại gỗ công nghiệp dùng để thiết kế nội thất phổ biến nhất hiện nay

Gỗ công nghiệp là vật liệu được ứng dụng rất phổ biến trong thiết kế nội thất hiện nay. Với giá thành rẻ, đa dạng kiểu dáng, mẫu mã, gỗ công nghiệp dần thay thế gỗ tự nhiên. Sản phẩm giúp không gian sống của bạn trở nên tinh tế, nhẹ nhàng hơn rất nhiều. Trong bài chia sẻ hôm nay, BCHome sẽ cùng các bạn khám phá những loại gỗ công nghiệp dùng làm nội thất phổ biến nhất hiện nay nhé!

Gỗ công nghiệp được ứng dụng phổ biến trong thiết kế nội thất
Gỗ công nghiệp được ứng dụng phổ biến trong thiết kế nội thất

1. Gỗ Ván Dăm MFC (Melamine Faced Chipboard)

Đặc điểm cấu tạo

Gỗ ván dăm MFC được tạo thành từ các mảnh ván dăm nhỏ, được ép và nén chặt lại với nhau bằng keo urea formaldehyde. Bề mặt của gỗ ván dăm MFC được phủ lớp giấy melamine bền bỉ. Tạo ra các mẫu vật liệu gỗ công nghiệp phong phú về kiểu dáng và đa dạng về màu sắc. Melamine là một loại chất liệu cứng và bền, giúp bảo vệ bề mặt gỗ khỏi trầy xước và chịu va đập tốt. Gỗ ván dăm có 2 loại: loại thường (cốt đỏ) và loại chống ẩm (cốt màu xanh).

Quy trình sản xuất

Nguyên liệu gỗ sau khi được nghiền thành những mảnh nhỏ được trộn với keo. Sau đó, hỗn hợp được đổ vào máy ép để tạo thành tấm gỗ dày. Quá trình ép nhiệt và nén diễn ra để tạo ra gỗ ván dăm MFC với độ bền và độ dày mong muốn.

Kích thước tấm vật liệu trong thiết kế nội thất

Gỗ ván dăm MFC có đa dạng kích thước khác nhau. Dựa theo nhu cầu của thị trường, sản phẩm được sản phẩm theo tiêu chuẩn khác nhau. Độ dày phổ biến: 9ly, 12ly, 15ly, 18ly, 25ly. Khổ ván theo quy chuẩn là 1220mm x 2440mm.

Gỗ ván dăm thường có kích thước 1220mm x 2440mm
Gỗ ván dăm thường có kích thước 1220mm x 2440mm

Ứng dụng của vật liệu trong thiết kế nội thất

Gỗ ván dăm MFC được sử dụng rộng rãi trong sản xuất nội thất. Các sản phẩm nội thất phổ biến như bàn, ghế, tủ, giường và các vật dụng trang trí khác. Với khả năng cắt và gia công dễ dàng, vật liệu được ưa chuộng trong việc tạo các kiểu dáng và thiết kế nội thất đa dạng.

2. Gỗ MDF (Medium Density Fiberboard)

Đặc điểm cấu tạo gỗ MDF trong thiết kế nội thất

Gỗ MDF là loại gỗ công nghiệp được làm từ sợi gỗ nhỏ. Chúng được nén chặt lại bằng keo urea formaldehyde hoặc keo phenol formaldehyde. MDF có mật độ trung bình, không có hạt gỗ như ván dăm. Giúp tạo ra bề mặt mịn màng và dễ dàng chịu các xử lý cắt và gia công.

Gỗ MDF gồm có 4 loại: MDF dùng trong nhà, MDF chịu nước, MDF mặt trơn và MDF mặt không trơn. Trong đó, gỗ MDF chịu nước và dùng trong nhà được dùng trong thiết kế nội thất phổ biến.

Quy trình sản xuất

Quy trình sản xuất gỗ MDF bao gồm công đoạn sấy khô và nghiền sợi gỗ thành bột gỗ. Bột gỗ sau đó được pha chung với keo và được đổ vào máy ép để tạo thành tấm MDF. Quá trình ép nhiệt và nén giúp tạo ra độ dày và mật độ phù hợp cho từng loại sản phẩm.

Kích thước vật liệu

Gỗ MDF có đa dạng độ dày và kích thước. Độ dày phổ biến: 3ly, 6ly, 9ly, 12ly, 15ly, 18ly, 25ly. Kích thước (dài rộng) tấm ván: 1220mm x 2440mm. Tùy theo nhu cầu mà sản phẩm có thể được đặt với kích thước cụ thể.

Gỗ MDF đa dạng mẫu mã, kiểu dáng
Gỗ MDF đa dạng mẫu mã, kiểu dáng

Ứng dụng của sản phẩm

Gỗ MDF thường được sử dụng trong việc sản xuất nội thất như tủ, kệ, vách ngăn và các sản phẩm trang trí. Điểm mạnh của MDF là bề mặt mịn màng và phẳng, dễ dàng chịu xử lý sơn hoặc phủ veneer. Giúp tạo ra các sản phẩm nội thất có vẻ ngoài tinh tế và sang trọng.

3. Gỗ HDF (High Density Fiberboard) trong thiết kế nội thất

Đặc điểm cấu tạo

Gỗ HDF là một loại gỗ công nghiệp có mật độ cao hơn cả MDF. Vật liệu được tạo thành từ sợi gỗ nhỏ và được nén chặt lại bằng keo urea formaldehyde hoặc keo phenol formaldehyde. Điều này giúp tăng cường tính cơ học và độ bền của gỗ HDF.

Quy trình sản xuất

Quy trình sản xuất gỗ HDF tương tự như gỗ MDF. Để sản xuất vật các tấm HDF cần trải qua công đoạn sấy khô ở nhiệt độ cao từ 1000 – 2000oC và nghiền sợi gỗ thành bột gỗ. Sau đó, bột gỗ được pha trộn với keo và cho vào máy ép tạo thành tấm. Tuy nhiên, áp suất nén cao hơn giúp tạo ra mật độ gỗ cao hơn.

Kích thước sản phẩm

Các tấm gỗ HDF được sản xuất đa dạng về độ dày. Độ dày tấm phổ biến từ 6mm cho đến 24mm. Kích thước (dài x rộng): 2.000mm x 2.400mm. Bề mặt của sản phẩm được phủ melamine, verneer hoặc sơn phủ PU giúp tăng khả năng chống nước, chống ẩm. Khả năng chống mài mòn, trầy xước của gỗ HDF cũng rất tốt.

Gỗ HDF dùng để sản xuất cửa, giường, tủ
Gỗ HDF dùng để sản xuất cửa, giường, tủ

Ứng dụng của sản phẩm trong thiết kế nội thất

Gỗ HDF được ứng dụng rất phổ biến trong ngành sản xuất nội thất. Vật liệu thường được sử dụng trong việc sản xuất các loại cửa, sàn gỗ, và các sản phẩm nội thất khác có yêu cầu về độ bền và mật độ cao. Với tính chịu nước tốt, HDF cũng được sử dụng trong các ứng dụng ngoài trời và ẩm ướt.

4. Gỗ Dán

Đặc Điểm Cấu Tạo

Gỗ dán là loại gỗ được tạo thành từ việc ghép nhiều lớp ván mỏng 1mm lại với nhau bằng keo chuyên dụng. Việc sử dụng nhiều lớp ván giúp tăng cường tính cơ học và độ bền cho sản phẩm. Vật liệu có thể gồm 3 lớp, 5 lớp, 7 lớp hoặc 11 lớp. Trong điều kiện bình thường gỗ dán không bị nứt và mối mọt.

Quy Trình Sản Xuất

Quy trình sản xuất gỗ dán bao gồm công đoạn cắt gỗ thành các lớp ván mỏng. Sau đó các lớp này được dán chặt lại với nhau thông qua quá trình ép nhiệt và nén. Đối với các ứng dụng đặc biệt, các lớp ván có thể được sơn hoặc trang trí bằng veneer trước khi dán lại.

Kích Thước vật liệu

Gỗ dán cũng có rất nhiều kiểu khác nhau. Tùy thuộc vào số lượng lớp ván được dùng trong quá trình sản xuất để tạo nên độ dày cho tấm ván. Độ dày phổ biến từ 3mm đến 10mm. Kích thước (dài x rộng) phổ biến: 1200mm x 2000mm. 

Gỗ dán được ứng dụng trong sản xuất tủ, cửa, vật trang trí
Gỗ dán được ứng dụng trong sản xuất tủ, cửa, vật trang trí

Ứng dụng của sản phẩm trong thiết kế nội thất

Trong lĩnh vực thiết kế nội thất và sản xuất các nội thất, gỗ dán thường được ứng dụng rất đa dạng. Vật liệu được sử dụng trong việc làm cửa sổ, cửa ra vào, đồ nội thất và các sản phẩm nội thất có yêu cầu về tính cơ học cao. Nhờ quá trình sản xuất chất lượng cao, gỗ dán có khả năng chịu va đập và độ bền tốt. Đồng thời vật liệu cũng cho phép tạo ra các sản phẩm nội thất với thiết kế đa dạng và độ cong rất linh hoạt.

Trên đây là những loại gỗ công nghiệp phổ biến nhất trong thiết kế nội thất mà BCHome muốn chia sẻ với các bạn. Các vật liệu này có tính linh hoạt cao, dễ dàng sử dụng và có hiệu suất kinh tế cao. Đồng thời, sản phẩm cũng đáp ứng được nhiều yêu cầu khác nhau về thiết kế và chất lượng trong sản xuất nội thất. Bởi vậy, sử dụng các vật liệu nội thất từ gỗ công nghiệp ngày càng được nhiều người lựa chọn hơn.

 

Bài viết liên quan