Danh mục
Vật liệu nội thất mạ PVD xuất hiện tạo ra một trào lưu mới cho những người yêu thích phong cách nội thất trẻ trung, hiện đại. Những nội thất mạ PVD mang lại nét sang trọng, tinh tế, nâng tầm không gian ngôi nhà của bạn. Vậy nội thất mạ PVD có ưu điểm gì nổi bật? Ứng dụng trong thiết kế nội thất này là gì? Mời các bạn tìm hiểu thông tin để trả lời cho thắc mắc trên qua bài viết dưới đây của BCHome nhé!
Vật liệu nội thất mạ PVD
Vật liệu mạ PVD hay còn gọi là mạ vàng titan. Đây là phương pháp phủ màu vật liệu dựa vào các trạng thái của kim loại màu ở nhiệt độ cao, trong môi trường chân không và thổi khí hiếm. Công nghệ mạ PVD là công nghệ tiên tiến, được thực hiện ở môi trường không lẫn tạp chất. Tạo ra lớp màu mịn, đều, sáng bóng, khó bong tróc.
> Xem thêm: Vật liệu nội thất da và những ứng dụng thiết thực trong thiết kế nội thất
Thông số công nghệ mạ PVD lên bề mặt sản phẩm
Độ dày lớp phủ | 0.5 – 10 µm |
Độ cứng | 1.000 – 4.000HV |
Tính chịu nhiệt | 300 – 1.150 độ C |
Nhiệt độ lắng đọng | 200 – 600 độ C |
Độ bền màu | 10 năm |
Quy trình công nghệ nội thất mạ PVD
Quy trình mạ PVD áp dụng cho nhiều chất liệu khác nhau: sắt, đồng, inox… Vật liệu nội thất mạ PVD gồm 4 bước như sau:
- Bước 1 – Bốc hơi kim loại (Evaporation): Đây là bước chuyển kim loại từ thể rắn sang thể hơi. Các nguyên tử kim loại sẽ tách khỏi điện cực làm phá vỡ liên kết tinh thể, tan chảy và bốc hơi.
- Bước 2 – Vận chuyển Ion (Transportation): Là quá trình các ion dưới tác dụng của điện trường di chuyển tới sản phẩm cần mạ.
- Bước 3 – Phản ứng (Reaction): Các ion kim loại được vận chuyển kết hợp với các ion của khí tạo thành hỗn hợp khí có màu sắc. Các phản ứng giữa các hợp chất khác nhau cho ra các sản phẩm có màu sắc khác nhau.
- Bước 4 – Lắng đọng (Deposition): Đây là quá trình lắng đọng các hợp chất kim loại – khí để tạo ra lớp phủ trên bề mặt sản phẩm.
> Xem thêm: Gợi Ý Các Vật Liệu Xây Dựng Nội Thất Xu Hướng Năm 2023
Ưu điểm của vật liệu nội thất mạ PVD
- Quá trình mạ PVD diễn ra trong môi trường chân không, khép kín, không bị lẫn tạp chất nên tạo ra lớp mạ đồng nhất, đều màu.
- Vật liệu mạ PVD áp dụng cho nhiều chất liệu, nhưng hiệu quả nhất trên inox. Nó tạo ra những sản phẩm bền đẹp, cứng cáp hơn các công nghệ khác.
- Vật liệu được mạ PVD có độ bám dính rất cao. Lớp phủ trên bề mặt có màu vàng bóng mịn làm tăng giá trị cũng như thẩm mỹ của sản phẩm lên nhiều lần.
- Mạ PVD giúp tăng độ cứng, giảm khả năng ăn mòn. Đồng thời bảo vệ sản phẩm không bị trầy xước trước tác động của ngoại lực. Do vậy, tuổi thọ của sản phẩm tăng lên khá cao.
- Mạ titan/ mạ PVD thân thiện với môi trường do quá trình diễn ra đơn giản vận dụng tính chất vật lý. Bởi vậy không thải ra môi trường các chất thải hoá học, không làm ảnh hưởng tới môi trường xung quanh
- Thích hợp nhiều phong cách nội thất từ cổ điển đến hiện đại. Do đó giúp khách hàng dễ dàng lựa chọn các sản phẩm nội thất cho gia đình.
Ứng dụng vật liệu nội thất mạ PVD trong thiết kế nội thất
Với những ưu điểm vượt trội trên, nội thất mạ PVD đang được ứng dụng rộng rãi trong ngành thiết kế và thi công nội thất.
Trang trí nội thất phòng khách
Bàn trà, lọ hoa, cánh cửa, vật trang trí… đều là những nội thất được mạ PVD. Những nội thất được mạ PVD sáng mịn giúp căn phòng của bạn thêm sáng sủa, khang trang hơn.
Phụ kiện nhà bếp, nhà vệ sinh
Công nghệ mạ PVD sử dụng để mạ các dụng cụ trong không gian nội thất bếp. Chẳn hạn như: nĩa, dao, muỗng, nồi, xoong, chảo, gương, vòi hoa sen… bền, đẹp, sáng bóng.
Vật liệu nội thất phủ mạ PVD được ứng dụng phổ biến trong ngành thiết kế thi công nội thất. Với gam màu hiện đại, vật liệu mạ PVD giúp trang trí, bảo vệ nội thất. Mang lại không gian sang trọng, đẳng cấp cho ngôi nhà của bạn.
Trên đây, BCHome đã nêu ra những ưu điểm của vật liệu nội thất mạ PVD và những ứng dụng của quá trình mạ PVD trong đời sống. Bạn có bất kỳ thắc mắc gì hãy liên lạc với chúng tôi qua số hotline: 0936 016 818 hoặc 0979 949 599. Đội ngũ của nhân viên BCHome sẽ hỗ trợ bạn một cách tận tình nhất!